Đây chính là tập hợp những kỹ năng, kiến thức, tư duy và nhận thức mà mỗi cá nhân sở hữu để giải quyết các thách thức và nhiệm vụ trong công việc của mình. Nói cách khác, năng lực nghề nghiệp không chỉ phản ánh trình độ chuyên môn mà còn thể hiện khả năng ứng dụng linh hoạt trong môi trường làm việc thực tế. Khung năng lực nghề nghiệp là tổng hợp những yếu tố này, bao gồm tư duy, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề trong công việc cụ thể.
Ví dụ, khi tuyển dụng cho vị trí Marketing, ứng viên cần có những kỹ năng như chuyên môn, giao tiếp, sáng tạo và tư duy chiến lược. Năng lực nghề nghiệp giúp ứng viên hoàn thành công việc hiệu quả, từ đó đánh giá được mức độ phù hợp của họ với vị trí công việc. Đây chính là yếu tố quyết định đến sự thành công trong sự nghiệp của mỗi người.
Xem thêm: Làm thế nào để tuyển đúng người
Năng lực ngành nghề là yếu tố bao gồm kiến thức, chuyên môn của người lao động. Đó là yếu tố có sự dịch chuyển theo thời gian bởi nó bị ảnh hưởng từ thái độ làm việc. Có đến hai phần ba người lao động cho rằng họ đang làm trái ngành. Khi phát hiện bản thân không phù hợp với kiến thức tại trường đại học, họ thường lựa chọn rẽ hướng sang những lĩnh vực khác. Đôi khi, họ gặt hái được thành công rất lớn. Điều này thể hiện thái độ quyết tâm và năng lực tiềm ẩn của họ.
Tuy vậy, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn của một nguồi không phải dễ đánh giá. Ngay từ các vòng tuyển dụng, nhà tuyển dụng cũng không thể đánh giá toàn bộ năng lực của nhân viên. 20% năng lực được phản ánh nhờ quy trình tuyển dụng là phần nổi của tảng băng năng lực ngành nghề. Chính vì thế, việc quan sát và học hỏi sẽ khiến một nhân viên trở nên nổi trội.
Nhờ có thành tích và nỗ lực không ngừng của nhân viên, doanh nghiệp vận hành ổn định và tạo ra lợi nhuận đều đặn. Bên cạnh đó, lãnh đạo có thể tận dụng lợi thế của mỗi cá nhân để tạo nên môi trường làm việc đa dạng – nơi nhân viên được thể hiện quan điểm cá nhân.
Trong hệ thống đánh giá năng lực nhân sự, có nhiều loại năng lực khác nhau giúp đánh giá khả năng của nhân viên. Tuy nhiên, bốn loại năng lực nghề nghiệp cơ bản và phổ biến nhất bao gồm:
Năng lực nhận thức: Đây là khả năng tiếp thu tri thức và khả năng học tập của một cá nhân, phản ánh quá trình học hỏi, quan sát, và sáng tạo của họ. Năng lực này giúp ứng viên nắm bắt thông tin mới một cách nhanh chóng và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề.
Năng lực chuyên môn: Năng lực chuyên môn thể hiện trình độ nghiệp vụ và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực của ứng viên. Đây là yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu công việc và mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng.
Năng lực lãnh đạo: Đây là kỹ năng quan trọng để trở thành một người lãnh đạo hiệu quả. Năng lực lãnh đạo bao gồm khả năng giao tiếp, đối ngoại, và quản lý nhóm hoặc tổ chức. Những ai sở hữu năng lực này thường có cơ hội thăng tiến cao trong sự nghiệp.
Năng lực tổ chức và quản lý: Năng lực này liên quan đến khả năng tổ chức, điều phối, và quản lý công việc cũng như nhân viên dưới quyền. Đây là kỹ năng cần thiết không chỉ cho những người lãnh đạo mà còn cho bất kỳ ai muốn tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Xem thêm: KHI MỖI NHÂN VIÊN ĐỀU LÀ NHỮNG QUÂN BÀI DOMINO - BẠN CHỈ CẦN SẮP HỌ ĐÚNG VỊ TR
Như đã đề cập, năng lực nghề nghiệp không phải là yếu tố cố định, mà có thể được phát triển thông qua quá trình rèn luyện và trải nghiệm thực tế. Hơn nữa, năng lực này thường chỉ bộc lộ rõ ràng khi cá nhân được đặt vào những tình huống cụ thể trong công việc.
Tìm hiểu thêm về việc phát triển khả năng lãnh đạo, phát triển doanh nghiệp thành công mà không mắc phải những sai lầm tốn kém hãy liên hệ với Nancy Quyên gặp những nhà huấn luyện của HCG để đạt được mục tiêu của mình ngay hôm nay. Hi vọng bài viết đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.