Được xây dựng và phát triển bởi Joseph Luft và Harry Ingham (từ Johari là từ viết tắt ghép lại từ hai tên người này), mô hình này có hai ý chính như sau:
Mô hình Johari Window gồm một khung với 4 ô như mô hình dưới đây:
Mỗi người được đại diện bởi 4 ô hay cả cửa sổ. Mỗi cửa sổ thể hiện thông tin về cá nhân về con người và cho biết những thông tin đó có được người đó hay người khác biết hay không biết.
Cửa sổ 1: Ô Mở
Đây là những gì mà một người biết về mình và những người khác cũng biết.
Cửa sổ 2: Ô Mù
Những gì một người không biết về mình nhưng người khác bên ngoài lại biết. Đây có thể là những vấn đề có chiều sâu mà cá nhân khó có thể nhìn thấy nhưng người khác lại thấy như là: cảm giác thiếu tự tin, sự nghi ngờ về năng lực bản thân, thói quen.
Cửa sổ 3: Ô Ẩn
Đây là những thông tin về bản thân mà một người thấy được về mình nhưng những người khác bên ngoài không thể thấy hoặc Có những điều bạn biết nhưng không muốn tiết lộ với bất cứ ai vì lý do cá nhân và muốn giấu kín.
Cửa sổ 4: Ô Đóng
Khu vực này là những gì có tồn tại trong con người mà bản thân người đó không thấy và những người khác bên ngoài cũng không thấy. Để tăng cường giao tiếp và học hỏi:
– Những thông tin bạn biết và người khác cũng biết: bạn có thể thảo luận.
– Những thông tin bạn biết mà người khác không biết: bạn có thể chia sẻ hoặc tự bạch.
– Những thông tin bạn không biết mà người khác biết: bạn có thể học hỏi hoặc yêu cầu phản hồi.
– Những thông tin bạn không biết và người khác cũng không biết: bạn có thể chia sẻ để mọi người cùng khám phá.
Để trả lời câu hỏi này bạn hãy trả lời câu hỏi; “Đâu là ô cửa quan trọng nhất trong mô hình Johari?”
Câu trả lời chính là Ô MỞ nơi mà những thông tin được cả bạn và mọi người biết. Trong một mối quan hệ, việc mở rộng khu vực mở chính là mở rộng vùng không gian thông tin liên lạc hiệu quả tránh trường hợp nhầm lẫn, mâu thuẫn.
Mở rộng cửa sổ theo chiều ngang là một trong những quá trình phản hồi. Nhận được sự phản hồi từ mọi người cho mình giúp thu hẹp ô mù. Để có thể chủ động nhận phản hồi từ những người xung quanh bạn có thể đặt những câu hỏi phù hợp để có được sự góp ý, nhận xét.
Bạn có thể không biết rằng mình đã vô tình làm tổn thương người mình yêu như thế nào nếu như cô ấy (anh ấy) không nói ra. Bởi vì, mỗi người có quan điểm sống khác nhau, tính cách khác nhau, tuổi thơ khác nhau. Một câu nói với người này là chuyên bình thường nhưng người kia lại cảm thấy bị xúc phạm.
Ngoài ra, để có thể nhận được những chia sẻ của người mình yêu thì bạn cần biết cách lắng nghe và đón nhận những ý kiến cho dù là tích cực hoặc tiêu cực. Họ sẽ không chia sẻ suy nghĩ của họ nếu như bạn có thói quen nổi khùng hoặc lảng tránh mỗi khi đối diện. Bạn cần biết rằng, trong mối quan hệ có sự lừa dối cả hai người đều có lỗi. Một người đóng vai trò lừa dối, người còn lại khuyến khích sự lừa dối.
Việc chia sẻ thông tin, cởi mở sẽ giúp thu hẹp ô ẩn và mở rộng ô mở của bạn. Nếu muốn phát triển một mối quan hệ bạn nên tạo nhiều cơ hội để có thể trò chuyện, kể về những câu chuyện của mình. Việc tự bạch này sẽ giúp những thông tin không quá cá nhân ở ô ẩn được chuyển sang ô mở và mở rộng khu vực liên lạc giữa các bạn.
Người yêu bạn sẽ không biết là bạn thích màu gì? thích đi chơi ở đâu? hay thích được tặng qua gì nếu bạn không
nói cho người ấy biết. Suy nghĩ rằng “Vì anh ấy (cô ấy) yêu tôi nên phải biết điều đó” là một sự ngây thơ.
Hầu hết những mâu thuẫn trong tình yêu đều có thể giải quyết, tuy nhiên, đa số mọi người gặp khó khăn trong việc nói ra những suy nghĩ của mình vì sợ làm người kia tổn thương hoặc sẽ làm ảnh hưởng đến tình cảm của hai người. Tuy nhiên, để đến khi mâu thuẫn quá lớn rồi thì tình yêu của bạn sẽ rất khó cứu vãn.
Việc trải lòng những suy nghĩ, lo lắng của bản thân thật sự không dễ nhưng không phải là không làm được. Nhưng nếu bạn thực sự gặp khó khăn, không chỉ trong tình yêu mà còn trong các mối quan hệ khác nữa thì đây là một vấn đề lớn đấy. Tuy nhiên, chưa thể giải quyết chuyện đó trong bài này được, mình sẽ viết một bài phân tích chuyên sâu về vấn đề này sau.
Nguồn Internet