8 câu hỏi mà mọi CEO nên đặt ra khi thực hiện một chiến lược kinh doanh.

28/09/2021 - 627
Hiểu rõ được chiến lược gồm những gì là một việc, nhưng để đứng ra lập một chiến lược thực sự là một việc hoàn toàn khác. Bạn cũng sẽ đồng ý rằng, không có bất kì một công thức huyền bí nào dùng để tạo ra một chiến lược hoàn hảo. Nếu có, thế giới kinh doanh đã có bộ mặt hoàn toàn khác với hiện nay. Nhưng điều không có nghĩa là chúng ta không thể sử dụng một số ít những lối tắt. Dưới đây là 8 câu hỏi sẽ truyền cảm hứng cho những tư duy chiến lược của bạn.
8 câu hỏi mà mọi CEO nên đặt ra khi thực hiện một chiến lược kinh doanh.

1. Tôi có nên củng cố chiến lược hiện tại của tôi không? Và nên làm thế nào?

Chiến lược kinh doanh hiện tại của thế nào? Nếu ổn, hãy tự hỏi mình làm thế nào để có thể củng cố chiến lược hiện tại của bạn. Hãy tìm kiếm thêm những hướng đi khác để cải thiện cái bạn đang làm, cải thiện để trở nên tốt hơn nữa. Hãy nghĩ đến việc giới thiệu một công nghệ mới, những nét đặc biệt mới, hoặc sản phẩm, dịch vụ mới có thể thúc đẩy các vùng khác trong chuỗi giá trị và phù hợp với chiến lược hiện tại của bạn. Tóm lại, hãy xây dựng thêm trên những gì bạn đã có.

2. Làm thế nào để tôi có thể sao chép với nhưng vẫn có thể tự hào?

Việc sao chép những gì mọi người đang làm trong ngành công nghiệp vào thị trường chính của bạn là điều thực sự không được khôn ngoan. Bạn sẽ phải bắt đầu tranh đấu trên cùng một thị trường và nó chỉ dẫn đến sự thoái hóa giá cả. Nhưng việc sao chép có thể mang lại hiệu quả. Thế giới rất rộng lớn và nhiều công ty lớn chỉ hoạt động cố định. Nhưng trong thời đại thông tin, rất dễ để tìm ra họ, học hỏi từ thành công và một số yếu tố dẫn đến thành công của họ mà ta có thể sao chép được.

Bằng cách dành một buổi chiều tìm kiếm trên mạng, 56 trong 80 công ty tham gia nghiên cứu của tôi đã tìm thấy ít nhất một hình mẫu chiến lược trong một khu vực địa lý khác, có thể 544 giúp thúc đẩy quá trình tư duy chiến lược của họ.

3. Còn cách nào khác ngoài việc phải đổi mới sản phẩm không?

Đừng tập trung vào chỉ một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất – đó là một rủi ro, đặc biệt là trong một môi trường công nghệ kỹ thuật. Sẽ phải có rất nhiều thứ trong một chuỗi giá trị chứ không chỉ riêng sản phẩm. Chìa khóa cho một lợi thế bền vững trong cạnh tranh là tất cả các hoạt động đó đều phải được thay đổi phù hợp với sự đề xuất giá trị.

4. Làm thế nào để tôi có thể giữ lại di sản của công ty?

Nếu công ty của bạn đã hoạt động một thời gian, có nghĩa công ty của bạn đã làm tốt việc gì đó trong một thời gian nhất định. Hãy tìm kiếm điều đã và đang là độc nhất của công ty bạn, và áp dụng lại nó để đẩy mạnh chiến lược, đó là một cách thú vị để thúc đẩy quá trình tu duy, suy ngẫm lại chiến lược của bạn. Điều này không có nghĩa là bạn làm đi làm lại cùng một cách, nhưng hãy tạo ra một phiên bản phù hợp cho hoàn cảnh công ty hiện tại là tất cả những gì bạn cần.

5. Làm thế nào để tôi có lợi thế trong một cuộc khủng hoảng?

Một nghiên cứu với hơn 700 công ty trong thời gian hơn 6 năm tìm ra rằng: “Có nhiều gấp đôi các công ty thực hiện được những bước nhảy vọt từ những kẻ tụt hậu thành người dẫn đầu trong cuộc suy thoái vừa qua (90 – 91) cũng như trong các thời kỳ ổn định kinh tế”. Và hầu hết những thay đổi này kéo dài lâu sau khi suy thoái kinh tế đã đi qua – một dấu hiệu rõ ràng rằng những gì bạn làm trong cuộc khủng hoảng sẽ xác định vị trí của bạn khi cuộc khủng hoảng đó kết thúc.

Nói một cách khác, những gì bạn làm trong một cuộc khủng hoảng xác định vị trí chiến lược của bạn khi nó đã qua. Vì vậy, khi mọi thứ trở nên khó khăn, chỉ có những người dám đương đầu mới có thể tiếp tục bước đi và đạt đến chiến thắng cuối cùng.

Vì vậy, hãy tiếp tục bước đi, ngay cả khi khó khăn chờ bạn ở ngoài đó.

6. Làm thế nào tôi có thể xây dựng một lợi thế khi thực hiện chiến lược?

một chiến lược sẽ mang lại cho bạn một lợi thế cạnh tranh. Một chiến lược cần phải tự phát triển mỗi 5 đến 7 năm. Các khả năng thực thi có thể được kéo dài hơn. Vì vậy, nó rất đáng để đầu tư vào việc thực hiện một chiến lược thật xuất sắc.

7. Làm thế nào để có thể đổi mới mô hình kinh doanh?

Một mô hình kinh doanh là một từ ưa thích cho sự kết hợp của các lựa chọn đã được thực hiện trong các hoạt động của bạn – chuỗi giá trị – để đưa đề xuất giá trị đến cuộc sống. Khái niệm này đã tồn tại trong một khoảng thời gian dài, nhưng vì một số lý do, tất cả mọi người ngoài trừ các tư vấn chiến lược đã quên về nó.

Một cuốn sách tuyệt vời của Alexander Osterwalder trong đó ông đã đặt suy nghĩ về mô hình kinh doanh trong một định-dạng-dễ-sử dụng đã nhận được một sự chú ý lớn. Nếu bạn muốn tiếp tục bước đi, hãy xác định các hoạt động của mình và tự hỏi một số câu hỏi cho mỗi khối mô hình.

8. Làm thế nào tôi có thể tạo ra được giá trị chung?

Tính bền vững ngày nay là một chủ đề hot và tôi tin rằng nó sẽ không là một phong trào nhất thời. Giá trị chung là một khái niệm mới giúp các nhà chiến lược kết hợp được giá trị xã hội vào các vị trí chiến lược của một tổ chức. Định nghĩa về giá trị chung của Michael Porter là: “Bạn tạo ra giá trị chung bằng cách tăng cường vị thế cạnh tranh của một công ty, đồng thời thúc đẩy xã hội mà nó hoạt động.”

Từ “đồng thời” là rất quan trọng. Khi mọi người nhìn vào mối quan hệ giữa công ty và xã hội, họ có xu hướng nghĩ rằng đó là một trò chơi tổng bằng không, một trò chơi chỉ có một người chiến thắng. Khái niệm chiến lược của giá trị chung được nhìn nhận tích cực hơn. Nó có nghĩa là những lựa chọn nhất định sẽ tăng cường vị trí chiến lược của tổ chức và đồng thời mang lại lợi ích cho xã hội.

Có thể bạn quan tâm
Tăng hiệu suất làm việc với 2 phong cách tổ chức doanh nghiệp

Tăng hiệu suất làm việc với 2 phong cách tổ chức doanh nghiệp

Vào năm 2007, Ethan S. Bernstein – Giáo sư tại Đại học Harvard đã tiến hành nghiên cứu về hoạt động sản xuất của hệ thống dây chuyền lắp ráp tại công ty “Precision”.
Xem chi tiết
Phong cách dẫn dắt của nhà lãnh đạo tài ba qua hành vi ngôn ngữ

Phong cách dẫn dắt của nhà lãnh đạo tài ba qua hành vi ngôn ngữ

Một trong những khía cạnh quan trọng của việc hình thành “Ngôn ngữ điều hành” sẽ liên quan đến việc trở thành một nhà lãnh đạo chiến lược. Tôi thường xuyên nghe được các nhà điều hành cấp cao chia sẻ rằng họ rất muốn thúc đẩy sự phát triển một trong các nhà lãnh đạo tiềm năng nhưng họ luôn có cảm giác như thế chưa bao giờ là đủ cho sự phát triển lâu dài. Khi nghe được những điều đó, tôi nhẹ nhàng đặt lại vấn đề.
Xem chi tiết
BỐN BÀI HỌC HIỆU QUẢ CHO NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO MỚI

BỐN BÀI HỌC HIỆU QUẢ CHO NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO MỚI

Ai cũng trải qua cảm giác lần đầu, nhà lãnh đạo không ngoại lệ. Có thể bạn sẽ lúng túng, có thể bạn sẽ tự tin hoặc ôm trong mình 1 đống lý thuyết cho cách quản lý sao cho hiệu quả, làm sao cho đúng….Với những lần đầu bạn sẽ gặp không ít khó khăn gian nan trong các mối quan hệ, trong công việc, đôi khi là khủng hoảng ngay với chính mình. Điều đó thật tồi tệ. Dưới đây là 4 bài học đơn giản nhưng hiệu quả cho các nhà lãnh đạo mới.
Xem chi tiết
 9 BÀI HỌC THÀNH CÔNG TỪ STEVE JOBS

9 BÀI HỌC THÀNH CÔNG TỪ STEVE JOBS

Nổi tiếng là người nóng nảy, khắt khe và đòi hỏi cao ở bản thân, đã đưa Apple vượt qua các đối thủ đáng gờm nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Những thành quả to lớn đó đã giúp tên tuổi của ông gắn liền với những sản phẩm công nghệ hiện đại mà không ai có thể phủ nhận. Suốt cuộc đời sáng tạo của mình, ông đã để lại nhiều bài học quý báu cho các thế hệ sau khi muốn phấn đấu đứng trên đỉnh cao của thành công.
Xem chi tiết
7 KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO ĐỂ TẠO DẤU ẤN RIÊNG CHO BẠN

7 KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO ĐỂ TẠO DẤU ẤN RIÊNG CHO BẠN

Người có kỹ năng lãnh đạo giỏi là người có tầm nhìn xa, có khả năng chiến lược, dự đoán trước được những thay đổi, cơ hội lớn trong tương lai. Lãnh đạo tạo được dấu ấn trong lòng nhân viên có nhiều kỹ năng mà một người bình thường không thể có được. Vậy đó là những kỹ năng gì và những nhà lãnh đạo tài ba đã áp dụng kỹ năng đó như thế nào để đạt được mục tiêu của mình?
Xem chi tiết
3 CÁCH PHỔ BIẾN ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ THÀNH CÔNG TRONG KINH DOANH

3 CÁCH PHỔ BIẾN ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ THÀNH CÔNG TRONG KINH DOANH

Cuối cùng thì bạn cũng đã nỗ lực để biến những ý tưởng kinh doanh của mình trở thành hiện thực; Bây giờ, hãy bắt đầu với phần thách thức nhất để đảm bảo công việc phát triển thành công. Dù có thể đề cập tới việc này là quá sớm, song bạn luôn cần theo dõi các số liệu có liên quan để đánh giá “mức độ hiệu quả trong kinh doanh”. Chúng ta cùng điểm qua 3 cách thông dụng mà mọi người vẫn thường dùng để đo lượng sự thành công như sau:
Xem chi tiết
Tìm kiếm thông tin