5 Sai lầm khiến một người thông minh tự đạp đổ thành công của chính mình

28/09/2021 - 520
Thời đi học, Mark luôn là 1 trong những đứa trẻ thông minh nhất lớp. Và kể cả sau này, anh ta cũng có 1 sự nghiệp vững chãi. Thế nhưng, khi lướt dòng trạng thái trên Facebook, anh thấy rằng những bạn bè anh vượt mặt thời đó, giờ đây họ còn thành công hơn cả anh. Tương tự như thế, cũng có trường hợp bạn bè đồng nghiệp đã có nhiều bước tiến nhảy vọt lên trước anh. Lúc này, anh tự hỏi, “Tôi đã làm gì sai cơ chứ?”
5 Sai lầm khiến một người thông minh tự đạp đổ thành công của chính mình

Điều này có quen thuộc với bạn không?  Hẳn bạn có thể liên tưởng Mark đến bản thân, 1 nhân viên hay 1 người mà bạn yêu mến cũng chật vật trong những cảm xúc tương tự. Trí thông minh trời phú chắc hẳn là 1 tài sản quý giá, nhưng đó không phải là tất cả.

Và đôi lúc, các thiên tài không đạt nhiều thành công nhiều như ý muốn. Đó chính bởi họ đã vô tình phá hủy thành công của bản thân. Nếu bạn đang ở trong trường hợp này, thật tốt vì thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu được những sai phạm, từ đó gỡ bỏ nút thắt, khiến cuộc sống tốt hơn . Dưới đây là 5 sai lầm mà người thông minh có thể đã mắc phải:

1. Người thông minh thường hạ thấp giá trị của những kỹ năng khác, như việc xây dựng các mối quan hệ, và thường quá tập trung vào trí tuệ.

Những người cực kì thông minh thường xem rằng thành công đến với họ là hiển nhiên, và rằng các kĩ năng khác không quan trọng bằng việc thông minh. Ví dụ, một cá nhân như vậy sẽ cảm thấy khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ nơi công sở.

Họ dần bỏ qua chúng bởi cảm thấy cực kì khó chịu, chứ không xem đây 1 kĩ năng quan trọng cần phải học hỏi. Tương tự, họ cũng có thể cho rằng công việc của 1 thư ký chỉ mang tính cá nhân và hiếm khi tôn trọng kĩ năng chuyên môn của họ. Do đó, người thông minh không dành nhiều thời gian và công sức để phát triển những kĩ năng mềm như thế.

Lối suy nghĩ này không phải tự nhiên mà có. Đa số mọi người thường có xu hướng xem trọng thế mạnh của mình, và ngược lại, ít khi để tâm nghĩ tới những lĩnh vực mà họ không thực sự giỏi. Những đứa trẻ sáng dạ thường nhận được vô số lời khuyến khích trong năm đầu đời rằng sự thông minh của chúng rất đáng giá.

Chúng lớn lên và luôn được bảo rằng chúng rất thông minh. Chúng cảm thấy thành công đến dễ dàng hơn những đứa trẻ khác. Dễ dàng nhận thấy rằng, khi chúng lớn lên, chúng cũng sẽ chỉ quan tâm đến trí thông minh và bỏ qua những điều khác. 

Thế nhưng, đó là ở trường học, còn ở nơi làm việc, bạn cần nhiều hơn 1 đầu óc thông minh để có thể vươn lên dẫn đầu. Chỉ tập trung vào những điểm mạnh của bản thân và quên đi điểm yếu sẽ khiến bạn tự đào mồ chôn thân mà thôi.

Giải pháp: Tận dụng điểm mạnh để vượt qua điểm yếu. Nếu bạn có khả năng tiếp thu tốt, việc học những kỹ năng chưa sẵn có ắt cũng sẽ dễ dàng với bạn. Bạn không cần phải thay đổi tính cách của mình mà chỉ cần có 1 chiến lược thông minh và 1 thái độ tích cực. Ví dụ, bạn hãy xác định ba việc cần nhiết nhất để tạo lập mối quan hệ nơi văn phòng. Điều đó sẽ giúp đỡ bạn thành công trong tương lai. 

2. Những người thông minh thường trở nên chán nản khi làm việc nhóm.

Khi một người thông minh nắm bắt thông tin nhanh, họ đặt ra tiêu chuẩn cao trong công việc. Như thế sẽ tạo không ít khó khăn khi họ làm việc nhóm với một đồng đội tốn nhiều thời gian để hiểu vấn đề. Ví như việc, 1 thần đồng sẽ cảm thấy chưa thể hiện được toàn bộ năng lực, khi chúng học chung với những đứa trẻ kém thông minh hơn.

Cảm giác chán nản trong quá trình làm việc nhóm có thể phát triển từ rất sớm, và trở nên rất quen thuộc khi chúng làm hầu hết mọi công việc trong nhóm. Hay chúng ngồi mơ tưởng vu vơ trong giờ học vì chương trình học quá chậm so với năng lực của chúng. Việc này sẽ lại còn kéo dài trong suốt quãng đời còn lại của lũ trẻ. Khi con người có những xúc cảm ẩn sâu bên trong về 1 số vấn đề thuở nhỏ, chúng ta thường có những phản ứng dữ dội khi cọ xát với những sự việc ấy lúc trưởng thành.

Bên cạnh đó, những người thông minh thường cảm thấy khó tin tưởng giao việc cho 1 người khác bởi họ cảm thấy họ có thể làm việc đó tốt hơn (bất kể đúng hay không). Điều này đặc biệt chính xác khi nói tới những người theo chủ nghĩa hoàn hảo.

Giải pháp: Hãy giành thời gian thấu hiểu những phản ứng nội tâm của bạn, nguồn gốc xuất phát của chúng, và đồng thời cũng phải tôn trọng nhiều ý kiến khác nhau của đồng đội.

3. Những người thông minh thường có lòng tự tôn rất cao về trí tuệ của mình, điều đó khiến họ lẩn tránh mỗi khi nhận được phản hồi tiêu cực.

Nếu bạn còn quá tự tôn về trí tuệ của mình, có thể sẽ rất khó để chấp nhận bản thân mình cũng còn rất nhiều thiếu sót. Bạn sẽ phát hiện ra điều này khi làm việc với những ai có kĩ năng cao hơn hay thông minh hơn, hay khi nhận lời chỉ trích, khi bạn làm liều và thất bại. Những tình huống  làm cho các thiên tài cảm thấy bản thân bớt thông minh thực sự là 1 nỗi ám ảnh với họ. Họ rất có khả năng sẽ tránh né những tình huống như thế, và cuối cùng khiến bản thân dần thụt lùi về phía sau.

Giải pháp: Hãy có cái nhìn khách quan hơn với những người bạn đồng nghiệp có thể thông minh hơn bạn ở một vài khía cạnh. Nếu bạn cảm thấy xung quanh mình đều là những con người tài giỏi, thì bạn phải cảm thấy thật may mắn. Luôn nhớ rằng , sắt thép khi cọ xát với nhau sẽ khiến cả hai cùng sắc bén thêm.

Hãy phát triển mối quan hệ với những ai mà bạn nghĩ có thể cho bạn những lời khuyên mang tính xây dựng cao. Mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nếu bạn ngày càng trở nên quen thuộc với việc nhận lời góp ý hay thậm chí chỉ trích, từ những ai tin tưởng vào năng lực toàn diện và tài trí của bạn.

4. Những người thông minh dễ dàng thấy chán chường.

Thông minh không đồng nghĩa với việc luôn tò mò về mọi thứ xung quanh. Nhưng nếu một người có cả 2 phẩm chất này, ắt hẳn họ sẽ dễ dàng cảm thấy chán chường với việc chỉ làm những công việc giống nhau ngày nay qua tháng nọ. Một số thành công đến với chúng ta khi ta sáng tạo. Nhưng nhiều khi lại chúng cũng đến từ một việc làm lặp đi lặp lại rồi trở thành chuyên gia trong những lĩnh vực với tiềm năng to lớn. 

Nếu bạn thông minh, hay tò mò và ham học hỏi, bạn có thể dễ mất đi hứng thú với bất cứ điều gì ngay khi bạn hiểu rõ chúng. Việc thực hiện những thứ tương tự nhau có thể khiến bạn chán nản, bởi bạn chỉ thích khám phá điều mới. Nhưng việc khám phá có thể mang lại ít lợi ích hơn việc liên tục làm việc và thông thạo những lĩnh vực ít ai để ý tới, mà thường quá dễ dàng hay chúng khiến bạn chán nản.

Giải pháp: Hãy quan sát tổng thể của 1 bức tranh và để bản thân chán nản chỉ một chút thôi thì chiến thắng mới dễ dàng. Thay vào việc luôn cố gắng tìm kiếm những điều đao to búa lớn, hãy cố gắng chịu đựng sự chán nản trong khoảng thời gian nhỏ ( vài phút hoặc vài tiếng đồng hồ).

Điều đó bạn không hẳn thích nhưng sẽ giúp ích rất nhiều cho sự thành công sau này. Ví dụ, hãy giành ra 5 tiếng 1 tuần cho 1 hoạt động tuy chán nhưng có vẻ hữu ích. Thêm vào đó, hãy đảm bảo rằng bạn luôn có thể học hỏi xuyên suốt nhiều hoạt động trong cuộc đời bạn, từ làm việc, thói quen, giữ gìn hình thể hay thấu hiểu bản thân,v.v

5. Những người thông minh thường có những suy nghĩ sâu sắc và hướng giải pháp cho tất cả mọi vấn đề.

Đây có thể là lợi hoặc hại. Những người sáng dạ đã trở nên quen thuộc với việc thành công qua cách họ suy nghĩ, nhưng có thể đôi khi họ quan trọng hóa những vấn đề không chính đáng và bỏ qua nhiều lợi ích khác. Ví như việc những người thông minh có thể giải quyết nhiều trường hợp bằng cách suy nghĩ sống chết với vấn đề đó ( nghiên cứu quá nhiều về 1 quyết định được đưa ra hay 1 lỗi lầm nào đó ) trong khi đáng ra nên thực hiện những công việc khác có thể mang lại nhiều trái ngọt về sau.

Giải pháp: Hãy chú ý xem khi nào những suy nghĩ thái quá bắt đầu trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng. Hãy cân nhắc về những chiến lược thông minh, chứ không phải suy nghĩ đến nhất thời. Hãy chậm lại và cho bản thân học bằng việc làm, hơn là lao đầu vào những cuộc nghiên cứu làm kiệt quệ sức lực.

Hãy mở rộng ra thêm kỹ năng để biết chính xác mấu chốt nhiều vấn đề nằm ở đâu. Từ đó bạn có hướng giải quyết đa dạng phù hợp cho nhiều ngữ cảnh khác nhau. Cuối cùng, bất cứ khi nào bạn suy nghĩ quá nhiều (theo 1 chiều hướng tiêu cực), hãy tạm dừng những suy nghĩ như thế bằng những hoạt động cần tư duy ( ví như trò chơi xếp hình). Bất ngờ thay, đây có thể sẽ là 1 chiến lược hiệu quả giúp thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực.

Trong số 5 điều nêu trên, bạn cảm thấy điều gì phản ánh bản thân mình nhiều nhất? Hãy xem lại và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên giảm dần. Và cùng chia sẻ kiến thức này đến những người đồng nghiệp, những ai thân quen trong đời bạn mà họ có thể sa vào những vũng lầy như thế dù thật sự thông minh?

Hãy bảo rằng họ cần mặc kệ những nỗi xấu hổ hay bỏ ngoài tai lời phán xét dèm pha của mọi người xung quanh, bởi thực sự họ chẳng cần thiết để phải cố gồng mình đương đầu với chúng. Đối với những trạng thái xấu kéo dài dai dẳng, chúng có thể được dập tắt và là bài học giúp bạn thành công. Chỉ với những hướng giải quyết được đề cập trong bài như việc đặt mục tiêu làm nền tảng, thiết thực và hiệu quả, bạn sẽ giải quyết mọi thứ nhanh gọn và thành công vượt trội.

Có thể bạn quan tâm
5 Sai lầm khiến một người thông minh tự đạp đổ thành công của chính mình

5 Sai lầm khiến một người thông minh tự đạp đổ thành công của chính mình

Thời đi học, Mark luôn là 1 trong những đứa trẻ thông minh nhất lớp. Và kể cả sau này, anh ta cũng có 1 sự nghiệp vững chãi. Thế nhưng, khi lướt dòng trạng thái trên Facebook, anh thấy rằng những bạn bè anh vượt mặt thời đó, giờ đây họ còn thành công hơn cả anh. Tương tự như thế, cũng có trường hợp bạn bè đồng nghiệp đã có nhiều bước tiến nhảy vọt lên trước anh. Lúc này, anh tự hỏi, “Tôi đã làm gì sai cơ chứ?”
Xem chi tiết
8 câu hỏi mà mọi CEO nên đặt ra khi thực hiện một chiến lược kinh doanh.

8 câu hỏi mà mọi CEO nên đặt ra khi thực hiện một chiến lược kinh doanh.

Hiểu rõ được chiến lược gồm những gì là một việc, nhưng để đứng ra lập một chiến lược thực sự là một việc hoàn toàn khác. Bạn cũng sẽ đồng ý rằng, không có bất kì một công thức huyền bí nào dùng để tạo ra một chiến lược hoàn hảo. Nếu có, thế giới kinh doanh đã có bộ mặt hoàn toàn khác với hiện nay. Nhưng điều không có nghĩa là chúng ta không thể sử dụng một số ít những lối tắt. Dưới đây là 8 câu hỏi sẽ truyền cảm hứng cho những tư duy chiến lược của bạn.
Xem chi tiết
Tăng hiệu suất làm việc với 2 phong cách tổ chức doanh nghiệp

Tăng hiệu suất làm việc với 2 phong cách tổ chức doanh nghiệp

Vào năm 2007, Ethan S. Bernstein – Giáo sư tại Đại học Harvard đã tiến hành nghiên cứu về hoạt động sản xuất của hệ thống dây chuyền lắp ráp tại công ty “Precision”.
Xem chi tiết
Phong cách dẫn dắt của nhà lãnh đạo tài ba qua hành vi ngôn ngữ

Phong cách dẫn dắt của nhà lãnh đạo tài ba qua hành vi ngôn ngữ

Một trong những khía cạnh quan trọng của việc hình thành “Ngôn ngữ điều hành” sẽ liên quan đến việc trở thành một nhà lãnh đạo chiến lược. Tôi thường xuyên nghe được các nhà điều hành cấp cao chia sẻ rằng họ rất muốn thúc đẩy sự phát triển một trong các nhà lãnh đạo tiềm năng nhưng họ luôn có cảm giác như thế chưa bao giờ là đủ cho sự phát triển lâu dài. Khi nghe được những điều đó, tôi nhẹ nhàng đặt lại vấn đề.
Xem chi tiết
BỐN BÀI HỌC HIỆU QUẢ CHO NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO MỚI

BỐN BÀI HỌC HIỆU QUẢ CHO NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO MỚI

Ai cũng trải qua cảm giác lần đầu, nhà lãnh đạo không ngoại lệ. Có thể bạn sẽ lúng túng, có thể bạn sẽ tự tin hoặc ôm trong mình 1 đống lý thuyết cho cách quản lý sao cho hiệu quả, làm sao cho đúng….Với những lần đầu bạn sẽ gặp không ít khó khăn gian nan trong các mối quan hệ, trong công việc, đôi khi là khủng hoảng ngay với chính mình. Điều đó thật tồi tệ. Dưới đây là 4 bài học đơn giản nhưng hiệu quả cho các nhà lãnh đạo mới.
Xem chi tiết
 9 BÀI HỌC THÀNH CÔNG TỪ STEVE JOBS

9 BÀI HỌC THÀNH CÔNG TỪ STEVE JOBS

Nổi tiếng là người nóng nảy, khắt khe và đòi hỏi cao ở bản thân, đã đưa Apple vượt qua các đối thủ đáng gờm nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Những thành quả to lớn đó đã giúp tên tuổi của ông gắn liền với những sản phẩm công nghệ hiện đại mà không ai có thể phủ nhận. Suốt cuộc đời sáng tạo của mình, ông đã để lại nhiều bài học quý báu cho các thế hệ sau khi muốn phấn đấu đứng trên đỉnh cao của thành công.
Xem chi tiết
Tìm kiếm thông tin