Quản trị sự thay đổi-chìa khóa bứt phá của doanh nghiệp

21/10/2022 - 396
Khi doanh nghiệp cần thực hiện một dự án hay sáng kiến cải tiến hiệu suất, đối phó biến động thị trường, thay đổi sẽ là điều khó tránh khỏi: từ quy trình, cơ cấu tổ chức, công nghệ sử dụng...cho đến nhân tố cốt lõi nhất: cách làm việc của nhân viên. Ở cương vị cấp lãnh đạo- quản lý, vai trò và trọng trách của bạn là thực hiện quản trị thay đổi một cách hiệu quả - nhằm thực hiện hóa chiến lược, giúp doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh như mong đợi.
Quản trị sự thay đổi-chìa khóa bứt phá của doanh nghiệp

Quản trị thay đổi là gì?

Quản trị thay đổi (Change management) là quy trình hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị, lêm kế hoạch và hỗ trợ các cá nhân áp dụng thành công sự thay đổi - nhằm mục tiêu thúc đẩy thành công và cải thiện kết quả kinh doanh. Mỗi giai đoạn và công ty có những đặc thù nhất định - tuy vậy, nhiều thập kỷ nghiên cứu đã cho thấy một số chiến lược doanh nghiệp có thể thực hiện tác động đến quá trình chuyển đổi cá nhân nơi đội ngũ nhân viên. 

3 cấp độ quản trị thay đổi 

Quản trị sự thay đổi bao gồm 3 cấp độ:

1. Quản lý thay đổi Cá nhân 

Ở cấp độ cá nhân, quản trị sự thay đổi đòi hỏi cấp lãnh đạo - quản lý phải hiểu được quá trình chuyển đổi nơi từng thành viên diễn ra như thế nào - cũng như "chất xúc tác" cần thiết cho quá trình này. Cụ thể lãnh đạo doanh nghiệp cần xác định câu trả lời cho những vấn đề sau: 

- Nhân viên của bạn cần nghe những thông điệp nào, khi nào và từ ai?

- Thời điểm tối ưu để đào tạo nhân viên phát triển kỹ năng mới

- Cách huấn luyện (coaching) nhân viên thay đổi hành vi, cùng nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó. 

2. Quản lý thay đổi Tổ chức

Quản trị thay đổi tổ chức là yêu cầu quan trọng đối với quản lý dự án - bắt đầu bằng việc xác định các cá nhân/ đội nhóm nào cần thay đổi để đạt được kết quả kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch chi tiết để đảm bảo các nhân viên đó phát triển được nhận thức, năng lực lãnh đạo, huấn luyện và đào tạo cần thiết. 

3. Quản lý thay đổi doanh nghiệp

Năng lực quản trị sự thay đổi của doanh nghiệp là yêu cầu tối quan trọng với cấp lãnh đạo - nhằm mục tiêu mang lại lợi thế cạnh tranh và khả năng thích ứng với những biến động liên tục của thế giới. Quá trình này bảo gồm việc: hoàn thiện các vai trò, cấu trúc, quy trình, dự án và năng lực lãnh đạo của tổ chức. Mục đích cuối cùng là để các cá nhân nắm bắt sự thay đổi của thị trường áp dụng công nghệ mới kịp thời. 

Mô hình quản trị sự thay đổi 

Quá trình nghiên cứu và phát triển quản trị sự thay đổi đã dẫn đến việc ra đời của nhiều mô hình. Nổi bật nhất là Mô hình 7S của McKinsey.

Mô hình 7S của McKinsey

Hầu hết các mô hình đều cung cấp một quy trình hỗ trợ có thể áp dụng quá trình phát triển của doanh nghiệp và cá nhân. 

Quy trình quản trị sự thay đổi 

Quy trình này bao gồm 3 giai đoạn chính: 

- Chuẩn bị: Ở bước đầu tiên, hoạt động đánh giá mức độ sẵn sàng thay đổi sẽ giúp định hướng việc xây dựng chiến lược dành cho doanh nghiệp.

- Quản lý: Thực hiện kế hoạch quản lý thay đổi tích hợp vào kế hoạch dự án.

- Củng cố: Triển khai các cơ chế và đánh giá tuân thủ để thúc đẩy sự thay đổi. 

Năng lực quản trị thay đổi

Đối với các vị trí lãnh đạo cấp cao, năng lực quản lý sự thay đổi bao gồm khả năng thúc đẩy và thể hiện cam kết với thay đổi - cả về phương diện cá nhân lẫn tổ chức. Trong đó nhà lãnh đạo đóng vai trò huấn luyện và hỗ trợ cấp dưới trong quá trình chuyển đổi của chính bản thân. 

Quản lý thay đổi không chỉ đơn thuần là giao tiếp và đào tạo. Trọng tâm của công tác này là tuân theo một quy trình có cấu trúc, đồng thười sử dụng bộ công cụ toàn diện để thúc đẩy thay đổi thành công tổ chức cá nhân. 

Tại sao cần quan tâm đến quản trị thay đổi 

Trong bối cảnh thế giới biến động hiện nay, doanh nghiệp có rất nhiều lý do để đầu tư vào chiến lực quản lý thay đổi - cả ở cấp độ vi mô và vĩ mô. Sau đây là 3 nguyên nhân chính: 

1. Thay đổi tổ chức xảy ra ở từng cá nhân một 

Chúng ta rất dễ rơi vào trạng thái "cạm bẫy" tư duy về thay đổi từ góc độ tổ chức. Chẳng hạn đối với nhà sáng lập hoặc mua lại, cấp lãnh đọa chỉ quan tâm đến những vấn đề như: cấu trúc tài chính, tích hợp dữ liệu, ....Tuy nhiên thay đổi hệ thống luôn bắt đầu từ từng cá nhân một. Chính sự chuyển đổi của từng thành viên tạo thành nền móng thay đổi thành công cho tổ chức.

2. Giảm bớt tình trạng tốn kém chi phí

Việc bỏ qua khía cạnh con người trong quản trị thay đổi sẽ dẫn đến những hậu quả: 

- Năng suất suy giảm trên quy mô lớn 

- Nhà quản lý không sẵn sàng dành thời gian hoặc nguồn lực cần thiết để hỗ trợ thay đổi 

- Các bên liên quan chính không có mặt trong các cuộc họp quan trọng 

- Nhà cung cấp và khách hàng nhận thấy những gián đoạn trong hoạt động doanh nghiệp

- Tinh thần của nhân viên bị ảnh hưởng, gây chia rẻ nội bộ 

- Tình trạng căng thẳng, bê bối, và mệt mỏi gia tăng

- Nhân viên tài năng nghỉ việc 

- Dự án trễ hẹn, vượt ngân sách, thậm chí bỏ dở 

3. Tăng cơ hội thành công cho doanh nghiệp

Dữ liệu thực tế đã cho thấy tác động ngày càng lớn của quản trị sự thay đổi hiệu quả đến khả năng thành công trong hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu Prosci cho thấy 93% cấp lãnh đạo thực hiện quản lý thay đổi xuất sắc đã đạt hoặc vượt mục tiêu, trong khi chỉ có 15% người quản lý thay đổi kém có thể hoàn thành mục tiêu đề ra. Nói cách khác, chiến lược quản trị sự thay đổi tốt giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội thành công lên gấp 6 lần. 

Nghiên cứu của Prosci về lợi ích của quản trị sự thay đổi

Ví dụ về những tình huống cần quản trị sự thay đổi

Với những biến động liên tục xảy ra trong môi trườn kinh doanh hiện nay, quản lý sự thay đổi đã trở thành một trong những chức năng kinh doanh quan trọng nhất - đặc biệt trong các trường hợp: 

- Áp dụng công nghệ mới

- Sát nhập, mua lại

- Thay đổi trong ban lãnh đạo

- Chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp 

- Trong thời kỳ khủng hoảng  

 Nếu gặp bất kỳ thắc mắc hay khó khăn nào hãy liên hệ với Coach Nancy Quyên, nhà huấn luyện của ActionCOACH Hanoi West để đạt được mục tiêu một cách nhanh nhất. Hi vọng bài viết đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Có thể bạn quan tâm
LÝ THUYẾT HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM & PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA KOLB

LÝ THUYẾT HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM & PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA KOLB

David Kolb đã xuất bản mô hình phong cách học tập của mình vào năm 1984, từ đó ông đã phát triển kho phong cách học tập của mình. Các phương pháp tiếp cận nhân văn và kiến tạo đối với giáo dục, nhấn mạnh rằng việc học diễn ra một cách tự nhiên, bao gồm Lý thuyết Học tập Trải nghiệm của David Kolb. Kolb đề xuất rằng kinh nghiệm là rất quan trọng trong việc phát triển xây dựng kiến ​​thức, vì học tập xảy ra thông qua khám phá và tham gia tích cực.
Xem chi tiết
THEORY OF CONSTRAINTS (TOC)  - LÝ THUYẾT VỀ CÁC RÀNG BUỘC

THEORY OF CONSTRAINTS (TOC) - LÝ THUYẾT VỀ CÁC RÀNG BUỘC

Lý thuyết về các ràng buộc (Theory of constraints - TOC) thông qua thành ngữ chung "một chuỗi không mạnh hơn liên kết yếu nhất". TOC là một phương pháp quản lý nguồn lực do vấn đề khan hiếm một số nguồn lực quan trọng, được đề cập trong Project Resource Management.
Xem chi tiết
5 phương pháp kéo dài vòng đời sản phẩm

5 phương pháp kéo dài vòng đời sản phẩm

Để có được một sản phẩm thành công, doanh nghiệp cần biết cách kéo dài giai đoạn tăng trưởng và trưởng thành của sản phẩm, cũng như đẩy lùi giai đoạn thoái trào. Vậy làm thế nào để kéo dài vòng đời sản phẩm? Có 5 giải pháp hữu hiệu dành cho bạn:
Xem chi tiết
Product Life Cycle là gì? Khái Niệm Vòng Đời Sản Phẩm Trong Marketing

Product Life Cycle là gì? Khái Niệm Vòng Đời Sản Phẩm Trong Marketing

Product Life Cycle – Vòng đời sản phẩm là một khái niệm vô cùng quan trọng trong Marketing. Thuật ngữ này miêu tả quy trình của sản phẩm, bắt đầu từ thời điểm mới thai nghén ý tưởng cho tới khi nó rời khỏi kệ hàng. Không phải sản phẩm nào cũng đi đến giai đoạn lụi tàn cuối cùng. Vòng đời của sản phẩm đó có thể kéo dài và tiếp tục phát triển trong dài hạn.
Xem chi tiết
Những thách thức trên con đường tiến tới IPO

Những thách thức trên con đường tiến tới IPO

Các doanh nhân luôn mơ ước đưa công ty lên IPO như một hồi chuông trên sàn giao dịch chứng khoán về lần đầu phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên, để làm được điều tuyệt vời đó, trước khi IPO doanh nghiệp, các giám đốc điều hành sẽ sớm gặp phải một số vấn đề thực tế. Có những thách thức sau công ty IPO thường xuyên phải đối mặt, các level C trong doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định chuyển nhượng cổ phần.
Xem chi tiết
Mô hình 8 bước thay đổi một tổ chức của KOTTER

Mô hình 8 bước thay đổi một tổ chức của KOTTER

Chúng ta đang sống ở một thế giới nơi “kinh doanh vẫn thay đổi bình thường như rác ở ngoài đường”. Mọi tổ chức đều phải trải qua những giai đoạn thay đổi để thích ứng với môi trường xung quanh đầy biến động. Cho dù bạn xem xét thay đổi nhỏ với một hoặc hai quy trình hay thay đổi cả một hệ thống trong một tổ chức, bạn thường cảm thấy không thoải mái và sợ hãi bởi những thách thức.
Xem chi tiết
Tìm kiếm thông tin