Product Life Cycle là gì? Khái Niệm Vòng Đời Sản Phẩm Trong Marketing

31/08/2022 - 602
Product Life Cycle – Vòng đời sản phẩm là một khái niệm vô cùng quan trọng trong Marketing. Thuật ngữ này miêu tả quy trình của sản phẩm, bắt đầu từ thời điểm mới thai nghén ý tưởng cho tới khi nó rời khỏi kệ hàng. Không phải sản phẩm nào cũng đi đến giai đoạn lụi tàn cuối cùng. Vòng đời của sản phẩm đó có thể kéo dài và tiếp tục phát triển trong dài hạn.
Product Life Cycle là gì? Khái Niệm Vòng Đời Sản Phẩm Trong Marketing


Bạn đã thực sự hiểu Product Life Cycle là gì? Làm thế nào để kéo dài vòng đời của một sản phẩm? Hãy giải đáp những thắc mắc này qua bài tổng hợp và ví dụ minh họa trực quan dưới đây.

Product Life Cycle là gì? Các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm.

Product Life Cycle – vòng đời sản phẩm, hiểu đơn giản là một quy trình mà doanh nghiệp quản lý sản phẩm của họ, từ thời điểm sản phẩm ra đời, cho tới khi nó bị đào thải khỏi thị trường.

vòng đời sản phẩm

Vòng đời của một sản phẩm bao gồm 4 giai đoạn chính. Những giai đoạn này là:

Giai đoạn 1: Giới thiệu sản phẩm (Introduction Stage)

Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu và phát triển, đã đến lúc doanh nghiệp tung sản phẩm ra thị trường.

Chi phí đầu tư: Doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra nhiều chi phí cho hoạt động Marketing và quảng bá thương hiệu.

Giá thành sản phẩm: Vì phải tốn nhiều tiền bạc cho hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm), giá thành của sản phẩm lúc này là rất cao.

+ Doanh thu: Sản phẩm bắt đầu có doanh thu, nhưng số tiền thu về chưa đủ bù chi phí bỏ ra ban đầu.

Về cơ bản, doanh nghiệp phải chịu lỗ trong giai đoạn này.

Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển (Growth Stage)

Sau giai đoạn ban đầu, khách hàng bắt đầu biết đến sản phẩm. Lượng doanh thu vì thế bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ.

+ Chi phí đầu tư: Doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mạnh vào sản phẩm, dù chi phí đầu tư đã giảm so với giai đoạn 2.

+ Giá thành sản phẩm: Nhờ và việc sản xuất sản phẩm hàng loạt, giá thành sản phẩm đã giảm đáng kể so với giai đoạn mới tung ra thị trường.

+ Doanh thu: Doanh thu của sản phẩm tăng vọt. Doanh nghiệp bắt đầu hòa vốn và thu về những đồng lợi nhuận đầu tiên.

+ Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh dần xuất hiện.

Trong giai đoạn này, sản phẩm đem lại cho doanh nghiệp lượng doanh thu lớn. Vì vậy, công ty bắt đầu hòa vốn và thu lợi nhuận từ chính sản phẩm.

Giai đoạn 3: Giai đoạn “trưởng thành” (Maturity Stage)

Sản phẩm đã trải qua giai đoạn phát triển nóng nhất. Giờ nó đã tạo dựng chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng.

+ Chi phí đầu tư: Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong giai đoạn này là thấp nhất.

+ Giá thành sản phẩm: Sản phẩm có giá thành tương đối ổn định, ở mức tương đương với giai đoạn trước.

+ Doanh thu: Trong giai đoạn này, doanh thu của sản phẩm đạt ở mức đỉnh điểm. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng doanh thu lại giảm so với giai đoạn trước.

+ Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh của sản phẩm bắt đầu tăng dần. Doanh nghiệp đã nghĩ đến phương án khác biệt hóa thương hiệu, đa dạng hóa tính năng để nâng cao vị thế cạnh tranh.

Tổng thể, đây là giai đoạn ổn định nhất của sản phẩm. Tăng trưởng dù không quá nóng, nhưng vẫn đem lại cho doanh nghiệp khoản doanh thu lớn từ sản phẩm. Nhưng sự cạnh tranh ngày một gay gắt, doanh nghiệp cần có phương án phòng thủ nhất định.

Quy trình quản lý sản xuất "chuẩn" của một số ngành trọng điểm

Giai đoạn 4: Giai đoạn thoái trào (Decline Stage)

Đây là giai đoạn cuối của sản phẩm, trước khi nó chính thức rời hẳn kệ hàng.

+ Chi phí đầu tư: Để duy trì sức nóng, doanh nghiệp buộc phải đầu tư chi phí lớn để níu kéo người tiêu dùng tiếp tục sử dụng sản phẩm.

+ Giá thành sản phẩm: Doanh nghiệp buộc phải hạ giá sản phẩm để kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.

+ Doanh thu: Doanh thu sản phẩm giảm xuống rõ rệt so với các giai đoạn trước đó.

+ Đối thủ cạnh tranh: Số lượng đối thủ đạt ở mức cao nhất. Thị trường đạt đến mức bão hòa.

Ở giai đoạn này, nếu doanh nghiệp không có chiến lược sáng suốt nhằm vực dậy sản phẩm, một là sản phẩm sẽ chết, hai là sản phẩm sẽ sống vật vờ chờ đợi một tương lai không rõ ràng ở phía trước.

Nếu doanh nghiệp có chiến lược quảng bá đúng đắn, rất có thể, một vòng đời mới của sản phẩm lại bắt đầu.

Xem thêm: 5 phương pháp kéo dài vòng đời sản phẩm

Làm thế nào để xác định vòng đời sản phẩm đang nằm ở đâu

Yếu tố nội tại

Doanh nghiệp cần thu thập những thông tin định lượng, bao gồm: chi phí đầu tư, mức độ tăng trưởng, doanh số bán hàng và giá thành sản phẩm.

Yếu tố bên ngoài

Yếu tố bên ngoài rõ ràng nhất để xác định giai đoạn hiện tại của một sản phẩm, đó chính là đối thủ cạnh tranh.

Bạn cần xác định xem trên thị trường hiện tại có bao nhiêu đối thủ đang trực tiếp cạnh tranh với sản phẩm của bạn. Họ có đang phát triển các sản phẩm có tính năng giống hệt “đứa con cưng” của bạn hay không?

Ngoài ra, yếu tố thị trường cũng đóng góp một phần không nhỏ. Liệu thị trường bạn đang tiếp cận liệu có bão hòa? Số lượng khách hàng tiếp tục mua sản phẩm của bạn có nhiều hay không? Bạn có cần giảm giá sản phẩm để kích cầu?

Nếu gặp bất kỳ thắc mắc hay khó khăn nào hãy liên hệ với Coach Nancy Quyên, để đạt được mục tiêu một cách nhanh nhất. Hi vọng bài viết đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Có thể bạn quan tâm
Những thách thức trên con đường tiến tới IPO

Những thách thức trên con đường tiến tới IPO

Các doanh nhân luôn mơ ước đưa công ty lên IPO như một hồi chuông trên sàn giao dịch chứng khoán về lần đầu phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên, để làm được điều tuyệt vời đó, trước khi IPO doanh nghiệp, các giám đốc điều hành sẽ sớm gặp phải một số vấn đề thực tế. Có những thách thức sau công ty IPO thường xuyên phải đối mặt, các level C trong doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định chuyển nhượng cổ phần.
Xem chi tiết
Mô hình 8 bước thay đổi một tổ chức của KOTTER

Mô hình 8 bước thay đổi một tổ chức của KOTTER

Chúng ta đang sống ở một thế giới nơi “kinh doanh vẫn thay đổi bình thường như rác ở ngoài đường”. Mọi tổ chức đều phải trải qua những giai đoạn thay đổi để thích ứng với môi trường xung quanh đầy biến động. Cho dù bạn xem xét thay đổi nhỏ với một hoặc hai quy trình hay thay đổi cả một hệ thống trong một tổ chức, bạn thường cảm thấy không thoải mái và sợ hãi bởi những thách thức.
Xem chi tiết
Mô hình chiến lược năng lực khác biệt của John kay

Mô hình chiến lược năng lực khác biệt của John kay

Chiến lược năng lực khác biệt của John Kay là một lý thuyết chiến lược bổ sung cho sự hiểu biết về bản chất của lợi thế cạnh tranh bền vững trong kinh doanh.
Xem chi tiết
5 cấp độ của doanh nhân (cấp độ 2)

5 cấp độ của doanh nhân (cấp độ 2)

Sau khi tìm hiểu và trải qua cấp độ 0 và 1 của 5 cấp độ của doanh nhân, tôi hy vọng bạn đã học được rất nhiều điều qua việc phát triển từ Cấp độ 1 với những khái niệm như tầm nhìn, danh tính, mục tiêu, sơ đồ vị trí, tuyên ngôn định vị, chỉ số hiệu suất và hệ thống tuyển dụng. Vì vậy, chúng ta hãy đi lên nấc thang tiếp theo trên hành trình trở nên giàu có với Cấp độ 2 - Người quản lý.
Xem chi tiết
5 cấp độ của doanh nhân (cấp độ 0,1)

5 cấp độ của doanh nhân (cấp độ 0,1)

Như chúng ta đã biết , 80% doanh nghiệp thất bại trong vòng năm năm đầu khởi nghiệp. Tôi nghĩ con số này là đúng, nhưng tôi muốn bạn nhớ rằng: Hầu hết các doanh nghiệp thất bại không phải vì người chủ sở hữu không làm việc chăm chỉ hay vì họ muốn thất bại, mà đơn giản là vì họ không biết phải làm gì. Doanh nghiệp thất bại vì người chủ sở hữu chưa bao giờ vượt qua Cấp độ 2 trong Năm cấp độ của doanh nhân, và trong hầu hết các trường hợp là vì người chủ sở hữu đặt mình nằm ngoài luật chơi.
Xem chi tiết
6 cách tăng thêm số lượng giao dịch - chìa khóa giữ chân khách hàng

6 cách tăng thêm số lượng giao dịch - chìa khóa giữ chân khách hàng

Khi bạn xem xét sự tăng trưởng kinh doanh, bạn có thể nghĩ rằng “khách hàng mới” là chìa khóa thành công. Tuy nhiên việc tiếp thị với nhóm khách hàng hiện tại của bạn còn quan trọng hơn thế nữa. Tăng thêm số lần giao dịch - khiến khách hàng chi nhiều tiền hơn và đương nhiên là chi phí tiếp thị sẽ thấp hơn rất nhiều.
Xem chi tiết
Tìm kiếm thông tin