5 cấp độ của doanh nhân (cấp độ 0,1)

03/06/2022 - 685
Như chúng ta đã biết , 80% doanh nghiệp thất bại trong vòng năm năm đầu khởi nghiệp. Tôi nghĩ con số này là đúng, nhưng tôi muốn bạn nhớ rằng: Hầu hết các doanh nghiệp thất bại không phải vì người chủ sở hữu không làm việc chăm chỉ hay vì họ muốn thất bại, mà đơn giản là vì họ không biết phải làm gì. Doanh nghiệp thất bại vì người chủ sở hữu chưa bao giờ vượt qua Cấp độ 2 trong Năm cấp độ của doanh nhân, và trong hầu hết các trường hợp là vì người chủ sở hữu đặt mình nằm ngoài luật chơi.
5 cấp độ của doanh nhân (cấp độ 0,1)

Hãy nhớ rằng, không phải những khái niệm chính về kinh doanh sẽ giúp bạn tạo ra thành công to lớn, mà là sự phân biệt rõ ràng về vị trí của bạn trong cấp độ doanh nhân (hiểu biết năm cấp độ này chính là một bước khởi đầu lớn), cùng với những điều đơn giản mà bạn học tập và thu thập được sau đây sẽ giúp bạn có kết quả nhảy vọt.

Hãy cùng đón đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về 5 cấp độ của doanh nhân nhé!

Cấp độ 0 - Nhân viên

Hầu như tất cả chúng ta đều bắt đầu từ đây. Nó không tốt cũng chẳng xấu, mặc dù bạn có thể nhận ra đây không phải là chiến lược tốt nhất  được tôi đề xuất để tạo ra sự giàu có.

Bạn thấy đấy, một nhân viên được đào tạo gần như hoàn toàn trái ngược với một doanh nhân. Một giả định khác mà những người ở vị trí làm thuê thường đưa ra là họ có thu nhập cao hơn đồng nghĩa với việc họ giàu có hơn. 

Không có gì ngoài sự thật phũ phàng là ở vị trí mới với một mức lương cao hơn thậm chí sẽ khiến họ ngày càng rơi vào nợ nần chồng chất khi khả năng vay nợ của họ tăng lên. Nói cách khác, họ đã bỏ lỡ toàn bộ ý nghĩa đằng sau việc trở thành nhân viên. Vì vậy, hãy xem thử như thế nào là một nhân viên theo quan điểm của doanh nhân.

5 cấp độ lãnh đạo và cách trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại

Tư duy kinh doanh của người ở Cấp độ 0

Đâù tiên chắc chắn là khả năng sử dụng tiền tệ hại với niềm tin rằng nhiều đồ đạc quan trọng hơn sự giàu có. Khi dành toàn bộ cuộc sống của mình chỉ để mua sắm đồ đạc, bạn sẽ kết thúc cuộc đời với chỉ toàn đồ đạc.

Hãy luôn nhớ điều này: Trong thứ tự ưu tiên của cuộc đời bạn, con người nên là ưu tiên số 1, sau đó là tiền bạc và sự giàu có, còn những thứ như đồ đạc ở vị trí số 3 rất xa. Hãy giữ quan điểm về đồ đạc một cách đúng đắn. Bạn có thể sở hữu nó, nhưng đừng phụ thuộc vào nó. 

Một khía cạnh thứ 2 mà chúng ta cần xem xét ở "Cấp độ 0": tư duy "mức lương" đại diện cho sự giàu có. thu nhập và sự giàu có có thật sự là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt, và trong hầu hết các trường hợp, chúng chẳng liên quan gì đến nhau. Tôi đã gặp những người kiếm được hơn 1 triệu đô la mỗi năm, nhưng họ vẫn nghèo vì chi hơn 1 triệu đô la để mua sắm đồ đạc. Và tôi đã gặp một chàng trai trẻ 22 tuổi chưa bao giờ kiếm được hơn 18000 đô la một năm nhưng có giá trị tài sản ròng hơn nửa triệu đô la với danh mục bất động sản của mình.

Cách bạn sử dụng thu nhập quyết định sự giàu có của bạn, chứ không phải thu nhập. Hãy nhớ rằng, thu nhập không đồng nghĩa với sự giàu có. 

Niềm tin thứ 3 tôi muốn bạn biết và loại bỏ nó, đó là:"Bởi tôi thông minh hơn, giỏi hơn hoặc có kinh nghiệm hơn, tôi sẽ có cơ hội lớn hơn để trở nên giàu có."

Một doanh nhân biết rằng sự can đảm, hành động và khả năng lãnh đạo quan trọng hơn trí thông minh học thuật. Trong thế giới của tôi, đội ngũ huấn luyện viên kinh doanh và tôi liên tục làm việc với những người "nghĩ rằng họ biết mọi thứ về kinh doanh". Hãy nhớ điều này: Không có gì đánh bại được sự chăm chỉ, chính trực, kỹ năng làm việc với con người, kỹ năng bán hàng, mong muons chấp nhận rủi ro và biến tất cả thành hiện thực. 

Điều này dẫn chúng ta đến niềm tin thứ 4 mà hầu hết các nhân viên phải vật lộn đấu tranh một cách rõ ràng nếu thật sự muốn phát triển: Sự an toàn của một mức lương ổn định.

5 cấp độ lãnh đạo – bạn đang ở cấp độ nào? - Mindalife

Mối quan hệ giữa Nhân viên với đồng tiền

Ở mỗi cấp độ, chúng ta sẽ đánh giá mối quan hệ của bản thân với tiền bạc. Nhân viên định nghĩa đồng tiền của họ như thế nào? Gần như chắc chắn họ sẽ coi nó như một vật sở hữu khan hiếm, tức là không bao giờ có đủ trong hầu hết các trường hợp.

Nhưng nhìn một cách sâu sắc hơn, nếu có một từ mà nhân viên sử dụng để xác định khả năng tạo dựng thu nhập thì đó sẽ là gì? Vâng, họ kiếm được tiền.

Lý do để trở thành nhân viên 

- Lý do đầu tiên là để xây dựng khoản tích lũy

- Lý do thứ 2: Xây dựng kiến thức

Hãy kiếm một công việc mà sếp của bạn là một người cố vấn tuyệt vời, hoặc chỗ mà sếp của bạn làm mọi thứ đều sai để bạn có thể học cách không làm những việc như thế.

Cảm giác an toàn và hệ thống

Tôi biết nếu có tiền trong tay, bạn sẽ cảm thấy an tâm. Bạn sẽ không phải lo lắng về nguồn tiền khi bắt đầu kinh doanh riêng. Nhưng tất cả những nhân viên phải chấm dứt sự say mê của họ với tiền lương ở một lúc nào đó để có thể chấm dứt cảm giác an toàn và đạt được tự do trong cuộc sống của họ.

Phát triển từ vị trí Nhân viên

Nếu nằm trong 1% hàng đầu của 1% nhân viên hàng đầu trên thế giới, bạn sẽ trở nên giàu có với cương vị là người đi làm thuê. Tuy nhiên, trò chơi kinh doanh yêu cầu bạn phải hiểu và trả lời được hai điều: Thứ nhất, phần lớn các triệu phú đều là chủ doanh nghiệp. Thứ 2, nếu bây giờ không phải là thời điểm tốt nhất để bắt đầu thì là khi nào?

Cấp độ 1 - Người tự làm chủ 

Đây thường là bước nhảy đầu tiên trên nấc thang trở thành doanh nhân.

Làm chủ hay làm thuê - Đâu mới là lựa chọn hoàn hảo cho bạn?

Tư duy kinh doanh của người tự làm chủ

Họ bắt đầu một doanh nghiệp mà ở đó họ biết cách tại ra những gì doanh nghiệp bán, thay vì bắt đầu (hoặc mua) một doanh nghiệp mà ở đó họ biết cách bán những gì doanh nghiệp tạo ra.

Khi bước vào kinh doanh bạn cần thiết lập tầm nhìn mà ở đó doanh nghiệp không chỉ vẫn hoạt động khi không có bạn, đồng thời là nguồn cảm hứng để những người khác tham gia cùng bạn.Bạn cần tạo ra tầm nhìn về bạn lớn hơn là một người làm thuê cho chính mình. Đó là tầm nhìn về một doanh nghiệp hoạt động mà không có bạn.

Mối quan hệ giữa người tự làm chủ với đồng tiền

Họ phải tạo ra tiền trong việc kinh doanh của mình. Bạn vẫn sẽ làm việc chăm chỉ với mỗi đồng tiền bạn kiếm được. Bạn vẫn phải đánh đổi thời gian để kiếm tiền.

Chuyên gia kinh tế: Startup đâu có nghĩa là làm chủ

Lý do để trở thành Người tự làm chủ

- Lý do 1: Bạn sẽ phải tìm hiểu về cấu trúc và cách thiết lập công ty

- Lý do 2: Bạn cũng cần học kế toán, nắm giữ sổ sách và cách làm việc với kế toàn viên

- Lý do 3: Học bán hàng và marketing

- Lý do 4: Bạn có đặc quyền được tự làm mọi thứ và một điều bạn thực sự cần học là ý nghĩa của việc làm việc chăm chỉ

- Lý do 5: Cắt giảm tối đa chi phí

- Lý do 6: Tự làm chủ đơn giản chỉ là tạo dựng sự kết nối

- Lý do 7: Cần học lại ý nghĩa của từ "trách nhiệm"

- Lý do 8: Trở thành người tự làm chủ là để kiếm thêm tiền

- Lý do 9: Bạn buộc phải bắt đầu học về công nghệ

Trò chơi bập bênh của Người tự làm chủ

Bạn sẽ dành một nửa cuộc đời để theo đuổi công việc, từ marketing, bán hàng đến hành chính quản trị, và hàng tá công việc khác.

Phải làm việc là một đầu của chiếc bập bênh còn bán hàng và marketing ở đầu còn lại. 

10 thói quen tài chính giúp người khởi nghiệp thành công

Phát triển từ vị trí Người tự làm chủ

- Xây dựng tầm nhìn

- Thay đổi mục tiêu của mình

- Bắt đầu làm kinh doanh 

Trên đây là 2 cấp độ trong 5 cấp độ cả doanh nhân. Mong răng bài viết này có thể giúp ích được các doanh nhân trên con đường phát triển kinh doanh của mình. Hãy đón đọc những blog tiếp theo để cùng tìm hiểu về các cấp độ còn lại của doanh nhân.

Xem thêm video: 

 

Có thể bạn quan tâm
6 cách tăng thêm số lượng giao dịch - chìa khóa giữ chân khách hàng

6 cách tăng thêm số lượng giao dịch - chìa khóa giữ chân khách hàng

Khi bạn xem xét sự tăng trưởng kinh doanh, bạn có thể nghĩ rằng “khách hàng mới” là chìa khóa thành công. Tuy nhiên việc tiếp thị với nhóm khách hàng hiện tại của bạn còn quan trọng hơn thế nữa. Tăng thêm số lần giao dịch - khiến khách hàng chi nhiều tiền hơn và đương nhiên là chi phí tiếp thị sẽ thấp hơn rất nhiều.
Xem chi tiết
Học cách quản lý thời gian hiệu quả

Học cách quản lý thời gian hiệu quả

Những người thành công đều là những người tài ba trong việc quản lý thời gian. Vậy quản lý thời gian là gì, nó ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp và cuộc sống của bạn, làm thế nào để ta có thẻ quản lý thời gian một cách hiệu quả. Hãy cùng xem bài viết dưới đây.
Xem chi tiết
10 bước để ra mắt sản phẩm mới thành công

10 bước để ra mắt sản phẩm mới thành công

Thường khi bàn đến việc ra mắt sản phẩm thì điều này cũng đồng nghĩa với việc: Bạn/công ty bạn đã có sản phẩm trong tay rồi. Hoặc ít nhất thì cũng đã có định hình về sản phẩm mới rồi. Nhưng liệu bạn đã biết làm sao để màn “chào sân”- ra mắt sản phẩm mới thành công?
Xem chi tiết
Mô hình Ma trận Ansoff

Mô hình Ma trận Ansoff

Vào năm 1957, H. Igor Ansoff đã tạo ra Ma trận Matrix dành cho thị trường sản phẩm. Mô hình này được biết đến nhiều hơn với cái tên Matrix Ma trận Ansoff. Chúng tôi tin rằng đây có thể là mô hình hoạch định chiến lược tiếp thị quan trọng nhất vì nó có thể giúp thiết lập hướng phát triển.
Xem chi tiết
6 nấc thang doanh nhân

6 nấc thang doanh nhân

BẠN ĐANG Ở ĐÂU TRONG 6 NẤC THANG DOANH NHÂN? Là một doanh nhân chắc chắn bạn sẽ rất tự hào khi được đứng vào hàng ngũ của những con người tiên tiến, dám nghĩ dám làm và dám đương đầu với thử thách. Vậy bạn khởi đầu là một doanh nhân như thế nào? Tại sao bạn lại trở thành doanh nhân? Bạn đang ở đâu trên những nấc thang doanh nhân? Hãy dành 3 phút cho bài viết này thôi, bạn sẽ hiểu thêm một ý tưởng hay và ngẫm nghĩ thêm về từ DOANH NHÂN này như thế nào.
Xem chi tiết
Đã đến lúc bạn làm chủ công việc kinh doanh của mình

Đã đến lúc bạn làm chủ công việc kinh doanh của mình

Thông thường, sau mỗi một cuộc biến động kinh tế, thói quen mua hàng và phương thức kinh doanh đều bị thay đổi theo. Đại dịch COVID đã gây thiệt hại cho rất nhiều doanh nghiệp trong thời kỳ bất ổn, mất cân bằng. Chúng ta sẽ tiếp tục ngồi yên chờ sự “bình thường” như trước đây hay tìm kiếm cho mình cơ hội, giải pháp để làm chủ công việc của mình?
Xem chi tiết
Tìm kiếm thông tin