5 cấp độ của doanh nhân (cấp độ 2)

03/06/2022 - 651
Sau khi tìm hiểu và trải qua cấp độ 0 và 1 của 5 cấp độ của doanh nhân, tôi hy vọng bạn đã học được rất nhiều điều qua việc phát triển từ Cấp độ 1 với những khái niệm như tầm nhìn, danh tính, mục tiêu, sơ đồ vị trí, tuyên ngôn định vị, chỉ số hiệu suất và hệ thống tuyển dụng. Vì vậy, chúng ta hãy đi lên nấc thang tiếp theo trên hành trình trở nên giàu có với Cấp độ 2 - Người quản lý.
5 cấp độ của doanh nhân (cấp độ 2)

Việc phát triển thành công một doanh nghiệp từ Cấp độ 1 sang Cấp độ 2 là một nhiệm vụ không hề dễ dàng; nếu không khó thì tất cả mọi người đã làm rồi. Trên thực tế, như bạn đã biết, hầu hết những Người tự làm chủ Cấp độ 1 đều quyết định quay lại công việc đi làm thuê và hầu hết những Người quản lý ở Cấp độ 2 quyết định sa thải tất cả mọi người và quay trở lại Cấp độ 1 khi họ chỉ còn một mình. 

Hãy theo dõi blog dưới đây để hiểu rõ hơn về Cấp độ 2 - Người quản lý

Tư duy kinh doanh của Người quản lý

Hầu hết những người bị mắc kẹt ở cấp quản lý có xu hướng tin rằng kinh doanh thực sự là điều duy nhất cản trở thành công của họ. 

Đầu tiên hãy xem xét một niềm tin kinh doanh hoàn toàn sai lầm: "Lớn hơn nghĩa là tốt hơn". Phát triển ở một quy mô lớn hơn khi bạn đang điều hành một doanh nghiệp đòi hỏi sự có mặt của bạn cả ngày và mỗi ngày - đây đơn thuần là một ý nghĩ điên rồ. Tôi đã thấy rất nhiều công ty phát triển tiến đến cái chết; điều này không hề hài hước. Phát triển quá nhanh, vay đầu này đắp đầu kia, và tất cả những sai lầm cũng như thua lỗ của họ được che đậy bởi tốc độ tăng trưởng cùng số lượng nhân sự tăng thêm.

Nhiều người sau đó còn rơi vào cái bẫy của niềm tin thứ hai - nhiều nhân viên hơn nghĩa là thành công hơn. Tôi phá lên cười khi nghe một chủ doanh nghiệp khoe khoang về số lượng người họ tuyển dụng. Dường như họ nghĩ rằng khi phải trả một ngân sách tiền lương khổng lồ mỗi tháng, họ đang thành công hơn tất cả những người còn lại. Giá như họ nhận ra kinh doanh không liên quan gì đến số lượng nhân viên mà tất cả nằm ở việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền.

Và điều đó nhắc nhở tôi về một giai thoại khác: nhiều doanh thu hơn nghĩa là thành công hơn. Phải thừa nhận rằng tổng doanh thu có thể dùng để xác định giá trị của một công ty, nhưng doanh thu không bao giờ có thể đánh giá được sự tăng trưởng chính xác như lợi nhuận.

Chỉ khi biết rằng trở nên to lớn hơn không có nghĩa là tốt hơn và dừng việc tăng trưởng chỉ vì muốn tăng trưởng, họ mới có thể nhận ra lợi nhuận là yếu tố duy nhất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.

Một điều cuối cùng mà những Người quản lý Cập độ 2 tin tưởng đó là: "Không ai tốt bằng tôi". Có lẽ bản ngã lớn nhất cúa tất cả Người quản lý Cấp độ 2 là làm sếp. 

Chặng đường trở thành công ty bảo mật mạng hàng đầu Việt Nam | CyStack  Security

Mối quan hệ giữa Người quản lý với đồng tiền

Một lần nữa, đây là lúc để bạn nghiên cứu mối quan hệ có thể giữa bạn và tiền với tư cách là Người quản lý Cấp độ 2.

Niềm tin đầu tiên và quan trọng nhất đã luôn đi theo họ chính là từ những ngày họ còn làm nhân viên. Họ vẫn tin vào truyền thống phải làm việc chăm chỉ để kiếm sống.

Không khó để dự đoán khả năng Người quản lý Cấp độ 2 chỉ tạo dựng đủ dòng tiền để thanh toán lương và thường không thu được lợi nhuận thực sự xứng đáng. Điều này được theo sau bởi một niềm tin khác: "Tiền của công ty là tiền của tôi". 

Nhìn chung, thật đơn giản để thấy rằng Người quản lý Cấp độ 2 gần giống như Người tự làm chủ Cấp độ 1, chỉ có điều là giờ đây, họ có thêm một vài vấn đề cần quan tâm, thêm một vài người để đuổi theo và thêm một vài hóa đơn cần thành toán. Tuy nhiên, có một điều vẫn không đổi: họ vẫn phải đi làm nếu muốn kiếm tiền.

Lý do để trở thành Người quản lý 

Bạn cần học cách xây dựng đội nhóm. Để phát triển bạn cần một đội ngũ tuyệt vời có thể điều hành doanh nghiệp mà không cần bạn. 

Bạn phải học về hệ thống và cách để chúng giúp bạn vận hành doanh nghiệp. 

Bạn sẽ phải học cách ủy thác và tin tưởng. Một đội ngũ tuyệt vời không thể được xây dựng mà không có nó và không có hệ thống nào hoạt động trừ khi bạn cho phép điều này tồn tại trong văn hóa của doanh nghiệp.

Tiếp theo đó là bài học về kiểm soát sự tăng trưởng, bao gồm: dòng tiền, nhà cung cấp và rất nhiều thứ khác.

Bạn sẽ phải học cách phân bổ nguồn lực một cách thụ động thông qua kinh nghiệm từ những sai lầm lớn, hoặc một cách chủ động thông qua nghiên cứu và đặt đúng câu hỏi cho những người giỏi nhất.

Cuối cùng bạn cần học cách cân bằng. Bạn có cả tá suy nghĩ ngang qua đầu tại bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, càng phát triển, bạn càng phải tìm cách cân bằng những suy nghĩ đó.

Và cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, một lý do thú vị để trải qua hành trình doanh nhân Cấp độ 2 đó là bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn.

Lập bộ quy trình quản lý doanh nghiệp hiệu quả qua 4 bước

Làm việc chăm chỉ nhưng chẳng đi đến đâu

Bạn dường như đang ở một vòng luẩn quẩn. bạn dành 80% thời gian để giải quyết các vấn đề hằng ngày và 20% cho việc phát triển các hệ thống sẽ điều hành doanh nghiệp. Bạn có thể ngẫm lại những ngày còn là một Người tự làm chủ Cấp độ 1 với những niềm vui và suy luận rằng tất cả những gì bạn làm được để leo lên một nấc thang mới trong "Năm cấp độ của doanh nhân" chỉ mang lại thêm nhiều rắc rối.

Nhiều người quản lý Cấp độ 2 bắt đầu tự hỏi liệu tất cả những gì họ đang làm có phải là cho nhân viên của họ. Môn học khó nhất và phức tạp nhất mà bạn phải thành thạo trước khi chuyển sang Cấp đọ 3 là xây dựng đội nhóm. Dường như tất cả những gì bạn đang làm là cho nhân viên của bạn, nhưng miễn là bạn đang làm tất cả những điều cần thiết để xây dựng một đội ngũ tuyệt vời, những người có thể điều hành doanh nghiệp mà không cần đến bạn. 

Hãy hiểu rằng: bạn có thể không kiếm được số tiền lớn lúc này, nhưng miễn là bạn đang học hỏi thì mọi thứ vẫn ổn.

Phát triển từ vị trí Người quản lý

Mỗi doanh nghiệp đều cần có một người lãnh đạo. Những khi doanh nghiệp phát triển, ( đặc biệt là khi bạn tuân theo những chiến lược cơ bản này) bạn sẽ thấy mình cần nhiều hơn một nhà lãnh đạo 

Nhiều chủ doanh nghiệp ở vị trí này thường quyết định đơn giản là dừng lại, vì nhiều lý do. Họ có thể thỏa mãn khi hoạt động ở cấp độ này. Hoặc do họ không có tầm nhìn về việc phát triển, cả doanh nghiệp lẫn bản thân họ. 

Bạn cần đảm bảo mình đã học và thành thao về nghệ thuật xây dựng đội ngũ; bạn phải nắm bắt được các hệ thống và cách phát triển chúng. Bạn cũng cần học cách xử lý sự tăng trưởng, ủy thác và phát triển niềm tin. Giờ đây, việc xây dựng mối quan hệ, phân bổ nguồn lực, cân bằng và đưa ra quyết định sẽ là những kỹ năng mà bạn sẽ cần sử dụng hằng ngày.

Kết quả cuối cùng là bạn sẽ quản lý một cách có trách nhiệm và hiệu quả hơn rất nhiều. Bạn cũng sẵn sàng để trở nên giàu có hơn. 

Tìm hiểu thêm qua video:

Có thể bạn quan tâm
5 cấp độ của doanh nhân (cấp độ 0,1)

5 cấp độ của doanh nhân (cấp độ 0,1)

Như chúng ta đã biết , 80% doanh nghiệp thất bại trong vòng năm năm đầu khởi nghiệp. Tôi nghĩ con số này là đúng, nhưng tôi muốn bạn nhớ rằng: Hầu hết các doanh nghiệp thất bại không phải vì người chủ sở hữu không làm việc chăm chỉ hay vì họ muốn thất bại, mà đơn giản là vì họ không biết phải làm gì. Doanh nghiệp thất bại vì người chủ sở hữu chưa bao giờ vượt qua Cấp độ 2 trong Năm cấp độ của doanh nhân, và trong hầu hết các trường hợp là vì người chủ sở hữu đặt mình nằm ngoài luật chơi.
Xem chi tiết
6 cách tăng thêm số lượng giao dịch - chìa khóa giữ chân khách hàng

6 cách tăng thêm số lượng giao dịch - chìa khóa giữ chân khách hàng

Khi bạn xem xét sự tăng trưởng kinh doanh, bạn có thể nghĩ rằng “khách hàng mới” là chìa khóa thành công. Tuy nhiên việc tiếp thị với nhóm khách hàng hiện tại của bạn còn quan trọng hơn thế nữa. Tăng thêm số lần giao dịch - khiến khách hàng chi nhiều tiền hơn và đương nhiên là chi phí tiếp thị sẽ thấp hơn rất nhiều.
Xem chi tiết
Học cách quản lý thời gian hiệu quả

Học cách quản lý thời gian hiệu quả

Những người thành công đều là những người tài ba trong việc quản lý thời gian. Vậy quản lý thời gian là gì, nó ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp và cuộc sống của bạn, làm thế nào để ta có thẻ quản lý thời gian một cách hiệu quả. Hãy cùng xem bài viết dưới đây.
Xem chi tiết
10 bước để ra mắt sản phẩm mới thành công

10 bước để ra mắt sản phẩm mới thành công

Thường khi bàn đến việc ra mắt sản phẩm thì điều này cũng đồng nghĩa với việc: Bạn/công ty bạn đã có sản phẩm trong tay rồi. Hoặc ít nhất thì cũng đã có định hình về sản phẩm mới rồi. Nhưng liệu bạn đã biết làm sao để màn “chào sân”- ra mắt sản phẩm mới thành công?
Xem chi tiết
Mô hình Ma trận Ansoff

Mô hình Ma trận Ansoff

Vào năm 1957, H. Igor Ansoff đã tạo ra Ma trận Matrix dành cho thị trường sản phẩm. Mô hình này được biết đến nhiều hơn với cái tên Matrix Ma trận Ansoff. Chúng tôi tin rằng đây có thể là mô hình hoạch định chiến lược tiếp thị quan trọng nhất vì nó có thể giúp thiết lập hướng phát triển.
Xem chi tiết
6 nấc thang doanh nhân

6 nấc thang doanh nhân

BẠN ĐANG Ở ĐÂU TRONG 6 NẤC THANG DOANH NHÂN? Là một doanh nhân chắc chắn bạn sẽ rất tự hào khi được đứng vào hàng ngũ của những con người tiên tiến, dám nghĩ dám làm và dám đương đầu với thử thách. Vậy bạn khởi đầu là một doanh nhân như thế nào? Tại sao bạn lại trở thành doanh nhân? Bạn đang ở đâu trên những nấc thang doanh nhân? Hãy dành 3 phút cho bài viết này thôi, bạn sẽ hiểu thêm một ý tưởng hay và ngẫm nghĩ thêm về từ DOANH NHÂN này như thế nào.
Xem chi tiết
Tìm kiếm thông tin